Thứ Tư, 22 tháng 10, 2014

Kỹ thuật trồng lan đuôi cáo

1. CÂY LAN HỒNG NGỌC 
- Tên khác: Đuôi Cáo, Giáng Hương Nhiều Hoa. Ở miền Nam thường gọi là Đuôi cáo và gần như trở thành tên gọi dân gian phổ biến.
- Tên khoa học: Aerides multiflora
a. Mô Tả: Cây thân thẳng đứng. Lá dày, xếp thành hai dãy đối xứng, màu xanh hơi vàng và hơi nhăn nheo, có hai thùy không đều nhau. Phát hoa cong hay thòng, hoa màu trắng hồng với nhiều đốm đỏ hồng hay tím hồng, môi hầu như không có cựa, có ba thùy, thùy giữa hình tam giác màu tím đậm, hoa thơm, lâu tàn, nở vào mùa hè đến đầu mùa thu. Lan mọc từ nhiều vùng trong nước như Bình Phước, Kon Tum, Đăk Lăk...
b. Trồng và chăm sóc:
- Nhiệt độ: 20-25°C.
- Ánh sáng: 50 %.

- Ẩm độ: 40-70%.
Với lan đuôi cáo khi mua những cây đã trồng thuần thì đem về treo nơi khô thoáng, ngưng tưới nước 2 ngày rồi mới tưới trở lại để cây quen dần với tiểu khí hậu vườn nhà. Với cây được bóc từ rừng về nên xử lý ngâm thuốc nấm trong 15 phút rồi treo ngược, tưới thuốc kích rễ, nên nhớ treo nơi thoáng mát, tránh mưa, và tưới lại ngay khi cây khô để cây nhanh chóng ra rễ, chờ khi cây nhú rễ mới thì cấy ghép vào giá thể
c. Giá thể:
Lan đuôi cáo cũng như hầu hết những loài lan đơn thân khác cần giá thể thật thoáng, nên có thể ghép lên gốc cây hoặc trồng trong chậu với một ít than to để giữ ẩm. Thời gian đầu mới cấy ghép nên tránh mưa để cây không bị thối ngọn
d. Tưới nước:
Khi cây đã trồng ra rễ tốt thì cần tưới nước giữ ẩm hàng ngày ngay khi thấy giá thể khô. Tuỳ theo tiểu khí hậu từng vườn mà chọn cách tưới cho thích hợp. Mùa nắng thì nên tưới nhiều lần hơn, mùa mưa thì chỉ tưới khi thấy giá thể đã khô ráo.
đ. Phân bón:
Khi cây đã ra rễ nhiều và bám chậu thì nên cung cấp thêm phân bón  để cây phát triển nhanh, mập mạnh hơn. Với lan rừng thì đa số thích phân hữu cơ hơn phân vô cơ, nhưng cần tưới với liều lượng loãng, có thể tưới phân hữu cơ loãng hàng tuần và bón phân bón lá vô cơ 20-20-20 nửa tháng 1 lần để cây phát triển cân đối và được bổ sung các nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng
e. Sâu bệnh:
Lan đuôi cáo là loài lan rừng nên có sức đề kháng khá mạnh, nhưng vẫn bị một số loại nấm bệnh như: rớt lá chân, thối ngọn ( nhất là những vườn thiếu độ thông thoáng trong mùa mưa), nhện đỏ... Vì thế cần phun thuốc ngừa nấm Physan, Ridomil, Daconil... và các loại thuốc diệt trừ nhện đỏ, rệp sáp 1 tháng 1 lần
f. Xử lý ra hoa:
Đuôi cáo thường ra hoa vào đầu mùa mưa (Miền Nam) sau một thời gian dài chịu khô hạn vì thế để cây ra hoa thì ta nên chọn ra những cây to khoẻ, đủ sức ra hoa phun 6-30-30 khoảng 4 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần, giảm nước tưới từ từ cho đến khi ngưng hẳn, treo nơi thoáng mát có chút nắng sáng nhẹ để kích thích hình thành nụ. Cứ treo cây đến khi nào những cơn mưa đầu mùa, quan sát khi nào thấy cây nhú vòi bông thì tưới nước và kích rễ trở lại, tưới 20-20-20 3 lần mỗi lần cách nhau 1 tuần để cây ra hoa đẹp.
Sưu tầm

Thứ Hai, 6 tháng 10, 2014

Kỹ thuật trồng hoa lan

    Trong các mô hình chuyển đổi cây trồng nhằm nâng cao đời sống người dân và xoá đói giảm nghèo thì việc chuyển sang trồng hoa lan là có hiệu quả nhất bởi cây hoa lan rất có giá trị và lợi ích kinh tế do cây hoa lan đem lại trên mỗi m2 canh tác cao hơn hẳn so với các loại cây trồng khác. Tuy nhiên người dân chưa mạnh dạn chuyển đổi sang trồng lan là do hai yếu tố chính: kỹ thuật trồng và thị trường. Chúng ta sẽ cùng giải quyết hai vấn đề này.
            Đài loan trồng lan bằng dớn trắng, Thái lan trồng bằng xơ dừa. Đây đều là những chất trồng có độ giữ ẩm cao và cây lan của họ đều tốt hơn những cây lan của Việt nam trồng bằng than củi có khả năng giữ ẩm kém. Xơ dừa giá rẻ, có sẵn ở Việt nam, than đắt hơn nhưng tại sao nhà nông Việt vẫn chọn than? Ngoại trừ Đài loan trồng lan trong nhà kính có mái che kín, tưới chủ động, thì các chậu trồng bằng xơ dừa của Thái lan có kết cấu rất thoán nên vào mùa mưa không lo bị úng thối. Còn chúng ta trồng bằng các loại chậu nhựa đen, gạch, xi măng có kết cấu rất kín nên phải đưa than vào để tránh úng thối.

Chậu nhựa thoáng có đai giữa 9999 và chậu Thái lan có kết cấu thoáng hơn các chậu truyền thống
            Do than giữ ẩm kém nên ta phải tưới nước nhiều (tốn kém) đồng thời phải dùng nhiều phân thuốc hơn (bỏ ra nhiều chi phí hơn) do cây hấp thu phân thuốc tốt hơn trong môi trường ẩm hơn. Để tận dụng nguồn xơ dừa giá rẻ nhưng trồng có hiệu quả hơn (ít tốn nước, phân, thuốc) thì chậu trồng của chúng ta phải thoán. Đó là lý do Hoalanquatang.com đã sản xuất và đưa ra thị trường loại chậu nhựa thoáng có đai giữa 9999. Cách trồng lan trong chậu nhựa thoáng có đai giữa 9999 như sau:
1/- Lập vườn:

            - Dùng ống kẽm hoặc trụ beton để dựng khung: một dãy trụ cao 3.8, một dãy trụ cao 4m để tạo độ dốc, dùng các thanh kẽm dạng hộp để lắp ráp thành khung mái. Các vật liệu bằng kim loại sử dụng trong vườn lan nên làm bằng kẽm để tránh rỉ sét.
            - Căng lưới đen trên nóc vườn
            - Bố trí bạt nylon để che mưa, các cơn mưa dầm dề cả nữa tháng tại miền trung rất dễ làm cây thối úng
            - Nền vườn tạo khu chứa nước có độ sâu khoản 7cm với nền giữ nước bằng đất sét nện, vải bạt hoặc láng xi măng để tạo độ ẩm và làm mát vườn lan.
            - Bố trí lỗ thoát cách đáy nền 5cm để thu hồi nước.
            - Dùng dây xích bằng đồng hoặc nhôm làm thành màn che ở hướng gió chủ đạo, sau đó dùng máy bơm hút nước ở đáy vườn dẫn lên đỉnh màn xích rồi cho chạy xuống để giải nhiệt cho vườn vào những ngày nắng nóng A2
            - Đầu béc: Sử dụng đầu béc nhựa nhỏ bắt trực tiếp vào ống dẫn nước fi 21, không sử dụng hệ thống phun sương với đầu béc bằng đồng vì chi phí cao và dễ nghẹt đầu béc.

            - Ống nước khi ra khỏi máy bơm cần được chia làm hai nhánh: 1 nhánh dẫn vào hệ thống tưới ở đầu vườn và nhánh kia nối vào hệ thống tưới ở cuối vườn để đảm bảo nước được tưới đều cho cả vườn. Nếu không chia: những cây lan đầu hệ thống tưới nhận dược nhiều nước hơn những cây lan ở cuối hệ thống tưới.
            - Các vườn lan ở Bắc trung bộ và Bắc bộ cần căng bạt nylon ở bốn phía của vườn để ngăn rét đậm, rét hại vào mùa đông; Các vườn lan ở miền trung cần bố trí mành xích nhôm hoặc đồng như đã trình bày ở trên để ngăn gió phơn (gió lào). 
2/- Ngâm than củi có kích thước 2x3cm trước khi trồng trong nước sạch 15 ngày, thay nước 5 ngày/ lần để than ngậm nước và loại bỏ chất muối có trong than.
3/- Ngâm xơ dừa trong nước vôi tôi pha loãn trước khi trồng 3 ngày, thay nước hằng ngày để loại bỏ chất chát và tiêu diệt nguồn nấm bệnh có trong xơ dừa. Nếu tại địa phương mình không có xơ dừa thi sử dụng rễ cây lan tổ quạ (rễ nhỏ như sợi tóc, màu đen) để thay thế.


 4/- Lan nhập về cần loại bỏ tất cả chất trồng cũ, để nơi khô ráo (để làm lành các vết thương xảy ra trong quá trình vận chuyển cây lan), thoáng mát và tưới phun sương B1 pha loãn hằng ngày. Lan cấy mô được cấy trồng trong chậu xơ dừa nhỏ, khi lan lớn lên người ta đắp thêm một lớp xơ dừa mới xung quanh mà không loại bỏ xơ dừa cũ đã mục nát, hơn nữa lớp xơ dừa mới xung quanh cũng hơi cứng và còn lớp vỏ láng bên ngoài gây khó khăn cho rễ cây phát triển. Đừng vì tiếc bộ rễ mà giữ lại chất trồng cũ vì đây là nguồn gây nấm bệnh nhiều nhất, rễ lan sẽ nhanh chóng sinh ra khi phun B1 cho cây lan trong môi trường thoáng mát.
            

Bên trong lớp xơ dừa mới là lớp xơ dừa cũ đã mục nát gây ra rất nhiều nấm bệnh
5/- Xơ dừa sau ngâm được xé mỏng khoảng 0.2 cm chiều dày và 2cm bề ngang, cắt đôi và đặt sát nhau ở ngoài cùng của chậu với phần tiết diện nhỏ hướng ra ngoài chậu, phần tiết diện lớn đặt cạnh nhau, hướng phần xơ dừa bị cắt xuống dưới để dễ thoát nước, chú ý dựng đứng xơ dừa. Xơ dừa khô xé mỏng là môi trường ẩm xốp rất tốt để rễ lan phát triển.            
Bố trí xơ dừa ở ngoài cùng của chậu sẽ giúp nước dễ dàng bay hơi và thoát ra ngoài nhờ kết cấu thoán của chậu 9999 do đó ta không lo cây bị úng thối vào mùa mưa.    Các thanh nhựa được bố trí gần nhau và đai giữa của chậu 9999 vừa làm chậu đẹp hơn vừa có tác dụng ngăn xơ dừa và các chất trồng lọt ra ngoài. Đây cũng là ưu điểm của chậu nhựa thoáng có đai giữa 9999 so với các loại chậu nhựa khác không có đai giữa và bố trí các thanh nhựa quá xa nhau làm chất trồng dễ bị lọt ra ngoài.

6/- Bỏ than cục lớn ở đáy chậu, than nhỏ ở trên cho đến ¾ chiều cao của chậu. Khi trồng trong chậu cỡ lớn từ fi 30 trở lên có thể thay than cục lớn bằng cách úp ngược chậu nhựa đen ở đáy chậu sau đó bỏ thêm than.

7/- Trên cùng phủ một lớp dớn đen mỏng. Dớn đen có kết cấu rỗng ở giữa nên có tác dụng giữ nước và ngăn nhiệt tốt giúp chậu luôn mát khi bị ánh sáng mặt trời chiếu vào.   
        Dớn đen cũng cần được ngâm và xả nước 3 lần trước khi sử dụng như xơ dừa

8/- Đặt cây lan đã nhú rễ vào chậu trồng: Nếu muốn có chậu lớn hoành tráng ta đặt 3 đến 5 cây vào giữa chậu, xoay hướng phát triển ra bên ngoài chậu; nếu chỉ trồng 1 cây ta đặt cây cách mép chậu độ 5cm xoay hướng phát triển vào bên trong chậu, không đặt cây sát mép chậu do cây có khuynh hướng phát triển ra bên ngoài chậu làm mất cân đối và vẻ đẹp của chậu hoa.

9/- Đưa cây ra vườn trồng căng hai lớp lưới, sau khi cây đã bám rễ vào các giá thể trồng ta dỡ bớt 1 lớp lưới để tăng độ chiếu sáng của vườn và giúp cây có nhiều ánh nắng để quang hợp.
10/- Tưới nước: tưới phun sương lúc 9-10h sáng, tưới ướt đẫm lúc 1h30-2h chiều. Lúc 1h30-2h chiều là thời điểm nóng nhất trong ngày nên là lúc cây lan cần giải nhiệt nhiều nhất. Khi các bạn dùng hệ thống tưới tự động có gắn timer (công tắc bật tắc điện theo thời gian định sẵn) thì thiết lập chế độ tưới 5 phút lúc 9-10h sáng, tưới 15 phút lúc 1h30-2h chiều. 2 đến 3 ngày mới cần tưới nước ướt đẫm 1 lần, mùa mưa không tưới. Đây là ưu điểm của cách trồng bằng xơ dừa trong chậu thoáng có đai giữa 9999 khi nó giúp ta cắt giảm chi phí điện nước so với trồng bằng than vốn bắt buột chúng ta ngày nào cũng phải tưới ướt đẫm.              
11/- Bón phân và chất kích thích sinh trưởng: Nguyên lý chung là cây con dùng phân 30-10-10, sau đó dùng phân 20-20-20, để kích hoa dùng 10-10-30, khi hoa tàn dùng lại 30-10-10. Hoalanquatang.com cho rằng không nên để kích để cây ra hoa vì cây sau khi kích thường bị  yếu mà chỉ sử dụng 30-10-10 trong 7 tháng đầu, sau đó dùng 20-20-20 hoặc 14-14-14 để cây ra hoa tự nhiên:   
            - Khi mới trồng chúng ta tưới B1 hoặc thuốc kích thích ra rễ 3 ngày lần với nồng độ bằng ½ nồng độ của nhà sản xuất, sau hai tháng trồng khoản cách giữa hai lần tưới là từ 10 đến 15 ngày.
            - Khi cây đã bám rễ sử dụng phân bón lá 30-10-10 để tưới cho cây 7 ngày lần với nồng độ bằng ½ của nhà sản xuất. Sau khi trồng được 7 tháng chuyển sang tưới phân 20-20-20.
            - Sau khi trồng 1 tháng sử dụng phân tan chậm 30-10-10 rải đều quanh cây, không bỏ sát gốc, bón lại sau mỗi 3 tháng. Khi trồng được 7 tháng chuyển sang sử dụng phân tan chậm 20-20-20 hoặc 14-14-14.
            - Phân trâu bò, bánh dầu phộng ngâm trong nước cho phân rã hoàn toàn lọc bỏ phần xác, còn lại pha loãn với nước để tưới. Không nên giữ lại phần xác vì trong xác có nhiều hạt cỏ làm tốn công nhổ bỏ và dễ phát sinh nấm bệnh. Phân trâu bò, bánh dầu, phân cá được sử dụng mỗi tháng 1 lần thay thế cho phân bón lá đã trình bày ở trên.
12/- Nước trà: Nước trà có 2 thành phần chính là Tanin và axit cafeic nên vừa là chất điều hoà sinh trưởng vừa có tính diệt khuẩn, đây cũng là loại thuốc chủng ngừa bệnh hữu hiệu qua tác động tăng sức đề kháng cho lan có khả năng chống đỡ các xâm nhiễm bệnh từ bên ngoài.
13/- Phòng trị côn trùng gây hại: Chúng ta có thể trồng các loại loại cây có mùi như: húng, quế, bạc hà, xả… quanh vườn để xua đuổi các loại côn trùng gây hại hoặc dùng vòi nước tưới dưới mặt lá để cuốn trôi ấu trùng, trứng của các loại côn trùng gây hại. Khi các biện pháp này không có hiệu quả thì sử dụng các loại thuốc dưới đây luân phiên để tránh lờn thuốc:
            - Nhện đỏ: Nissorun, Pegasus, Dimethoate, Mitac, Rufast, Ortus, Comites, Abamectin, Kelthane
            - Bọ trĩ: Videci, Visher, Vifast, Trebon, Banate 40SP, Supracide, Dragon (5cc) + SK99 (20cc)/ bình 8 lít
            - Rệp sáp, rệp bột: Acephate + chất bám dính
- Rệp vảy: Malathion, Trebon
14/- Phòng trị nấm bệnh:
            - Thối gốc và thối rễ: Viben, Fudasol
            - Thối mềm: Kasai
            - Thối nâu: Streptomycin, Tetracylin
            - Thối đen: Aliette, Ridomil, Vilaxyl
            - Bệnh đốm vòng, khô cháy lá, đốm nâu, héo rễ: Tospin, Viben, Fudasol, Vicarben, Desoral
            - Đen thân: Zin, Zineb, Carbenzim
            - Bệnh đốm lá: Cabenzim + Dipamate, Cadilac, Thio – M, Dipomate
            - Bệnh thán thư, thối nâu vi khuẩn: Kasumin, Saipan + Mexyl, Saipan + Alpine, Mexyl + Alpine
            - Pha chế thuốc trị nấm rẻ tiền dùng cho vườn lan có quy mô lớn: Pha 1kg Sunfat đồng CuSO4 vào 80lit nước đựng trong thùng nhựa hoặc lu sành, pha 1kg vôi bột vào 20 lít nước. Đổ dung dịch CuSO4 vào dung dịch vôi bột khuấy đều. Dùng một cây đinh sắt sạch nhúng vào dung dịch đã pha. Sau khi lấy ra nêu thấy lớp đồng đỏ bám trên đinh sắt biến thành màu đen thì cho thêm nước vôi vào cho đến khi đinh sắt không bị biến thành màu đen nữa thì pha thêm 10 lit nước để đem ra sử dụng.
15/- Trồng Ren. Red và Mokara: Ren. Red và Mokara là hai loại lan đẹp, nhất là Ren. Red nhưng cách trồng hiện tại với cọc nhựa ở giữa chậu lan quá mất thẩm mỹ và làm giảm giá trị cây lan. Các bạn trồng Ren. Red và Mokara như hướng dẫn trên nhưng khi xé mỏng xơ dừa các bạn tăng độ rộng của xơ dừa khoản 3-4cm, các bạn sẽ có được chậu hoa tuyệt đẹp.
16/- Trồng hồ điệp: Các chậu hồ điệp có giá hàng triệu đồng sau tết coi như vứt đi rất lãng phí, nếu trồng trong chậu nhựa thoán có đai giữa 9999 cây hồ điệp quý giá của các bạn sẽ vẫn ra hoa từ năm này qua năm khác. Sau khi chơi hoa hồ điệp tết các bạn cắt cành hoa, loại bỏ hoàn toàn dớn trắng trên cây, cắt bỏ các rễ bị thối dập, để chỗ khô ráo và thoán mát tưới B1 pha loãn hằng ngày sau đó trồng như cách đã trình bày trên với độ rộng của xơ dừa là 3-4cm. Ảnh chậu hồ điệp trong chậu trắng
17/- Trồng địa lan: Trồng như cách đã trình bày nhưng thay than nhỏ bằng vỏ thông.
18/- Trồng vũ nữ: Trồng như cách đã trình bay trên và thay than nhỏ bằng dớn đen. 
Trồng lan trong chậu nhựa thoán có đai giữa 9999 do HoaLanQuaTang.com sản xuất bạn không chỉ đạt được hiệu quả kinh tế cao, ít bị bệnh mà còn giúp khách mua thưởng thức cả vẻ đẹp của bộ rễ cây lan.



            Thái lan trồng Dendro nắng Urawan Red cao nhất chỉ độ 1.4m trong khi trồng theo kỹ thuật nói trên trong chậu nhựa thoáng có đai giữa 9999 cây đạt độ cao 2.3m. Chúng ta không cần là cao nhân, nghệ nhân có nhiều bí kiếp, bí quyết để trồng được chậu lan đẹp, kỹ thuật trồng nói trên và môi trường thông thoáng do chậu nhựa 9999 tạo ra sẽ giúp các bạn tự trồng được các chậu lan tuyệt hảo. Trồng lan trong chậu nhựa 9999 do hoalanquatang.com sản xuất bạn không chỉ đạt hiệu quả kinh tế cao, ít bị bệnh, tạo thêm giá trị gia tăng cho cây lan, thưởng thức được vẻ đẹp của bộ rễ cây lan, mà còn giúp khách mua dễ vận chuyển, làm quà tặng, trang trí.

            Thị trường luôn chấp nhận các sản phẩm đẹp và có giá trị sử dụng lâu dài. Nếu là người mua hoa chúng ta sẽ không muốn bỏ ra vài triệu đồng để mua chậu hồ điệp lắp ghép (nhập lan về rồi ghép vào các chậu sứ như cách làm phổ biến hiện nay) vì biết chắc chắn cây lan sẽ không sống được qua 3 tháng, nhưng người mua sẽ sẵn sàng bỏ tiền ra hơn nếu biết trồng hồ điệp trong chậu nhựa thoán có đai giữa thì chậu lan yếu quý của họ vẫn tiếp tục sống và ra hoa. Chúng ta cần bỏ quan điểm thì cây lan chết thì mới có cơ hội bán cây khác. Khi chúng ta cung cấp sản phẩm tốt cho khách hàng họ sẽ tiếp tục mua hàng (vì không ai là không muốn có thêm những chậu lan đẹp) đồng thời giới thiệu nhiều người khác mua. Là người mua chúng ta cũng không mong muốn mua một chậu lan đẹp nhưng trồng trong chậu nhựa đen xấu xí hay chậu gạch nặng nề để trưng bày trong phòng khách, bàn làm việc hay cho tặng. Chúng ta hãy bán những chậu lan sao cho khách mua dễ dàng sử dụng vào nhiều mục đích như để trưng bày ở mọi nơi trong căn nhà hay công ty của họ, trang trí resort, quán café, nhà hàng sân vườn, villa,… Khi chậu lan được sử dụng vào nhiều mục đích thi nhu cầu của khách hàng sẽ tăng lên. Đây là những cách thức chúng ta mở rộng thị trường một cách đúng đắn.  Sau khi bán lan các bạn lưu ý kèm theo chậu cho khách hàng một tờ hướng dẫn cách chăm sóc hoa lan.
Chúc các bạn thành công!
HoaLanQuaTang.com