Thứ Năm, 28 tháng 11, 2013

Quy trình kỹ thuật bón phân theo tuổi cho phong lan Dendrobium

1.NGUYÊN TẮC CHUNG:
- Dựa theo từng tuổi của lan và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi giai đoạn.
- Áp dụng nguyên lý Ăn ít nhưng ăn thường xuyên, đều đặn”.
- Dựa theo mùa vụ, thời tiết trong ngày.
- Dựa vào hướng dẫn sử dụng trên nhãn bao bì của từng loại phân.
- Tuỳ theo tính chất của giá thể để lựa chọn loại phân bón rễ cho phù hợp.
2. TUỔI LAN VÀ CÁC GIAI ĐOẠN SINH TRƯỞNG PHÁT TRIỂN LIÊN QUAN ĐẾN BÓN PHÂN.
Nếu tính tuổi lan từ cấy mô đến khi trỗ hoa thì chu kỳ sinh trưởng này được chia thành 5 tuổi (05 giai đoạn sinh trưởng-phát triển quan trọng):
+ Tuổi 1: tính từ ngày cấy mô đến khi cây lan đạt tiêu chuẩn cây con tách ra vườn ươm. Tuổi này kéo dài khoảng từ 4-6 tháng tùy theo từng ḍng và giống Dendrobium.
+ Tuổi 2: tính từ khi cây con tách khỏi chai mô đến khi ra khỏi vườn ươm (giai đoạn này cây con sống trong vườn ươm có điều kiện chăm sóc khác với vườn sản xuất). Tuổi này kéo dài từ 4-6 tháng tuỳ từng ḍng giống.
+ Tuổi 3: tính từ khi cây lan ra khỏi vườn ươm để trồng tại vườn sản xuất cho tới khi cây đạt tuổi trưởng thành (có thể ra hoa). Tuổi này kéo dài từ 4-6 tháng tuỳ từng Ḍng,Giống (Riêng một số giống có thể kéo dài 24 tháng)
+ Tuổi 4: tính từ tháng tiếp theo của tuổi 3 chuyển qua hoặc tính từ trước khi cây ra hoa 3 tháng (tuổi này kéo dài khoảng 3 tháng).
+ Tuổi 5: tính từ khi cây nhú phát hoa đến khi hoa nở hoàn toàn (100% nụ hoa trên phát hoa đã nở hết). Tuổi này kéo dài từ 2-3 tháng tùy theo từng ḍng,giống trong nhóm Dendrobium và thời tiết khí hậu.
3. QUI TRÌNH KỸ THUẬT BÓN PHÂN
- Dựa theo nguyên tắc bón phân chung và nhu cầu dinh dưỡng ở mỗi độ tuổi của lan (mỗi giai đoạn sinh trưởng) để có chế độ bón phân phù hợp.
- Chế độ bón tùy thuộc vào mùa vụ, chủng loại,tính chất của từng loại phân và liều lượng, số lần bón.
3.1 Tuổi 1:
Do được nuôi trong chai mô ở điều kiện vô trùng và môi trường đủ dinh dưỡng nên không có bất cứ một tác động nào khác ngoại trừ ánh sáng và nhiệt độ.
Chất lượng cây giống phụ thuộc vào kỹ thuật nuôi cấy và pha chế môi trường nuôi lan (dinh dưỡng nằm trong môi trường nuôi cấy).
3.2 Tuổi 2:
Đây là giai đoạn cây mới tách từ môi trường trong phòng ra vườn ươm, vì vậy phải chăm sóc đúng kỹ thuật(giai đoạn này quyết định tỷ lệ sống của cây)
       Nếu phân dạng tinh thể hay dạng bột pha 0,5g cho 1 lít nước sạch để xịt.
 Nếu là phân lỏng thì pha với liều lượng bằng phân nửa (1/2) so với liều khuyến cáo.
 Định kỳ xịt 3 ngày /1 lần.
 Nên xịt lúc 8h – 9h sáng, sau đó từ 16h – 17h thì xịt sương lại bằng nước sạch để cây hấp thu phần còn lại của phân đã bám dính trên lá.
 Sáng ngày hôm sau cần tưới nước cho sạch hết tồn dư của phân ở trên lá (các phần tồn dư này cây không hấp thu được và không có lợi cho cây).
 Một số loại phân phù hợp cho tuổi này bao gồm :
- NPK (30-10-10); HT-311(30-10-10); ORCHID -1 ; VTM-B1 ; FISH EMULSION 5-1-1 (sữa cá); HT-ORCHID.11 (Phn HCSH đặt gốc); Phân dạng hạt tan chậm HT-ORCHID.12 (19-6-12) hoặc Nutricote 19-6-12+T.E.
 Chế độ phun xịt như sau:
+ Sau 5 lần xịt liên tục NPK (30-10-10) hoặc HT-311(30-10-10) thì thay vào 1 lần VTM-B1, lần kế tiếp là FISH EMULSION (sữa cá).
+ Tức sau 25-28 ngày/xịt 1 lần VTM-B1; sau 30-35 ngày xịt 1 lần sữa cá.
+ Nutricote 19-6-12+T.E; Phun HT-ORCHID.11 hoặc HT-ORCHID.12 sử dụng bón rễ (đặt 01 gói phân/chậu, 04 tháng sau mới phải thay phân do phân có đặc tính tan chậm).
3.3 Tuổi 3 : Đây là giai đoạn cây sinh trưởng mạnh nhất, tăng trưởng cả về số lượng và khối lượng, do đó nhu cầu về phân bón rất cao.
 Một số loại phân bón thích hợp cho giai đoạn này gồm:
Phân xịt lá:
NPK(30-10-10); HT-ORCHID.311(30-10-10); VTM-B1; NPK(20-20-20); ORCHID-1; FISH EMULSION 5-1-1 (sữa cá).
Phân bón rễ:
Hữu cơ sinh học (HT-ORCHID.11); Phân hạt Nutricote 19-6-12; Phân tan chậm HT–ORCHID.06(12-12-12); HT-ORCHID.12 phân chậm tan dạng hạt (19-6-12) hoặc HT–ORCHID.111(10-10-10)
 Chế độ phun xịt như sau:
+ Liều lượng: . Phân bột (vô cơ) pha 1gam/lít nước
. Phân lỏng (vô cơ; hữu cơ) pha 2ml/lít
+ Định kỳ phun như sau: . 4-5 ngày xịt 1 lần
. Sau 4 lần xịt liên tục loại HT-311(30-10-10+T.E) thì lần thứ 5 chuyển sang xịt VTM – B1.
. Lần thứ 6: xịt Fish Emulsion
. Lần thứ 7: xịt NPK (20 -20 -20)
. Lần thứ 8: xịt quay lại như ban đầu
. Lần thứ 9: Lại quay lại như ban đầu (lần 1)
Như vậy: . Từ 4-5 ngày/ lần xịt NPK (30-10-10)
. Từ 16-20 ngày/ lần xịt VTM – B1
. Từ 20-24 ngày/ lần xịt Fish Emulsion
. Từ 24-28 ngày/ lần xịt NPK (20-20-20)
. Từ 28-32 ngày/ lần xịt lại như ban đầu.
Phân bón rễ (Áp dụng cho Dendrobium):
Đặt cho mỗi chậu lan một bịch nhỏ loại phân HT-ORCHID.11 hoặc HT-ORCHID.12
Ghi chú: Có thể sử dụng phân hạt chậm tan loại Nutricote 19-6-12 và Nutricote 14-14-14 rải trên bề mặt chậu lan (loại phân hạt đựng trong hũ)
Nếu giá thể trồng bằng than củi thì không rắc loại này vì phân sẽ bị lọt xuống đáy chậu (lãng phí phân).
3.4 Áp dụng phân bón cho tuổi 4:
- Đây là tuổi quan trọng liên quan đến quá trình hình thành mầm hoa, chất lượng hoa,màu sắc và độ bền của hoa.
- Một số loại phân bón thích hợp cho tuổi này:
+ NPK (10-55-10); HT-ORCHID.131(10-30-10); ORCHID - 2 (6-30-30); HT-ORCHID.04 (0-38-19); HT-ORCHID.05 (STRONG); Hữu cơ vi sinh Hải-Tiên.
+ HT-ORCHID.09; HT-ORCHID.01 (3-6-12); Nutricote14-14-14+ TE.
+ KH2PO4;KNO3
Chế độ phun xịt như sau:
+ Liều lượng: giống như ở tuổi 3.
+ Định kỳ phun như sau: (4 – 5 ngày/lần xịt).
. Phun 2 lần liên tiếp loại HT-ORCHID.131(10-30-10) hoặc NPK (10-55-10).
. Lần thứ 3 + 4 + 5 chuyển qua xịt liên tiếp loại HT-ORCHID.04(0-38-19).
. Lần thứ 6: chuyển qua xịt loại HT-ORCHID.05 (STRONG).
. Lần thứ 7: chuyển qua xịt KNO3
Như vậy:
+ sau từ 8-10 ngày (kết thúc loại 10-30-10) thì xịt HT-ORCHID.04(0-38-19).
+ Sau 20-25 ngày xịt loại HT-ORCHID.05 (STRONG).
+ Sau 28 – 35 ngày thì chuyển qua xịt KNO3
Ghi chú:
- Nếu sau 07 lần xịt chưa thấy nhú hoa thì xịt thêm HT-ORCHID.05 (STRONG) hoặc KNO3
- Xịt theo hướng dẫn trên bao bì của nhà sản xuất.
3.5 Áp dụng phân bón cho tuổi 5:
Đây là tuổi nuôi hoa, dinh dưỡng giúp hoa đậm màu, tươi lâu và bền hoa.
Tuổi này chỉ sử dụng 1 loại ORCHID-3 (20-20-20) và đặt 01 viên phân/chậu loại HT-ORCHID.06 hoặc HT-ORCHID.111(10-10-10).
Xịt khi hoa mới nhú và xịt 2 lần (mỗi lần cách nhau 5 ngày) với liều 1gam/1lít nước.
Chú ý:
- Tuổi này mục đích là nuôi hoa (chú ý không xịt phân bón lên phát hoa).
- Sử dụng ở đầu vòi phun 1 dụng cụ chụp để phân không bám vào phát hoa. 
- Chỉ xịt ở phần thân lá va gốc rễ phía dưới.
3.6 Những điều cần lưu ý khi bón phân:
- Phun phân vào thời điểm từ 8 – 9 giờ sáng.
- Từ 16 – 17 giờ phun sương bằng nước sạch để cho cây hấp thu hết phân (tiết kiệm phân).
- Sáng ngày hôm sau, dùng nước xịt mạnh để rửa lá lan cho sạch hết tồn dư cặn (không làm ảnh hưởng tới màu sắc lá).
- Sau hết 1 chu kỳ sinh trưởng đầu tiên của cây lan (tính từ nuôi cấy mô đến ra hoa) thì chu kỳ bón phân tiếp theo được tính từ tuổi 3 của lan.
Như vậy: Áp dụng qui trình bón phân theo tuổi 3 sau khi kết thúc hoa đợt 1. Rồi lần lượt chuyển qua tuổi 4, tuổi 5. Các chu kỳ lại lặp lại từ tuổi 3 sau mỗi đợt ra hoa.
- Với điều kiện khí hậu ở Việt Nam (kể từ đèo Hải Vân trở vào phía Nam) cây lan không cần thời gian nghỉ. Nếu đủ dinh dưỡng thì cây lan vẫn tiếp tục ra hoa theo chu kỳ.
TS. Nguyễn Đăng Nghĩa

Thứ Tư, 27 tháng 11, 2013

Trồng phong lan dưới ánh đèn LED

Một bộ đèn LED gồm nhiều diod phát sáng thật nhỏ. Chúng phát ra những chùm sáng như đỏ hoặc xanh có độ dài sóng rất hẹp chứ không bao quát và dư thừa đến độ phát nóng như ánh sáng trắng của đèn cao áp vẫn được dùng trong chiếu sáng cây trồng. Ưu điểm của đèn LED hiện nay là tiêu thụ rất ít năng lượng trong khi cho hiệu suất chiếu sáng cao, khoảng 115 lumen mỗi watt (lm/W) so với 60 của đèn huỳnh quang hay 15 của đèn sợi tóc, và thời gian sử dụng lâu hơn đến hàng chục lần kể cả trong điều kiện mưa gió ẩm ướt. Năng lượng dùng cho đèn LED là dòng điện một chiều (DC) hiệu thế thấp trong khoảng từ 1,5 đến 20volt, được cung cấp từ nguồn điện xoay chiều (AC) qua bộ đổi dòng AC-DC, hoặc từ các pin và acquy của hệ thống điện gió, điện mặt trời… độc lập với mạng điện lưới.

Trong nông nghiệp, với ưu thế khai thác ở điện thế thấp và không lệ thuộc vào lưới điện, tiết kiệm tối đa năng lượng đầu vào và cho năng suất cây trồng cao, đèn LED đã trở thành thế hệ chiếu sáng nông nghiệp mới cho cả cây trồng trong nhà lẫn ngoài vườn. Nhiều trong số các nghiên cứu ứng dụng đèn LED là của các nhà khoa học Việt Nam thực hiện ở trong nước cũng như ở nước ngoài, nhằm cải thiện chất lượng nông sản cho xuất khẩu, gia tăng năng suất cây trồng, hoặc tạo hiệu suất chuyển hóa cao như đối với loài tảo lấy dầu và cà rốt siêu caroten. Thông thường các trung tâm nghiên cứu nông nghiệp sẽ chuẩn hóa thành quy trình cho từng loài cây trước khi cung cấp cho các trang trại, đặc biệt cho các chủ vườn hoa và nhà trồng dược thảo.
Thông thường người ta sử dụng hai chùm sáng màu đỏ (R) và màu xanh (B) có đỉnh cực đại ở độ dài sóng 662nm và 430nm, lúc đó quang phổ đèn LED gần trùng với quang phổ hấp thụ của các diệp lục tố A và B. Nghĩa là các loài cây trồng có thể hấp thụ tối đa để chuyển năng lượng ánh sáng đèn LED thành năng lượng tế bào, trong khi hiệu suất sử dụng của cây đối với năng lượng mặt trời và các nguồn ánh sáng trắng chỉ vào khoảng 35%. Tỉ lệ lắp đặt bình quân các bộ đèn LED là 8 diod màu xanh xen kẽ giữa 92 diod màu đỏ. Tỉ lệ này áp dụng cho giai đoạn gieo hạt hoặc cấy mô và cho cây non đang thời tăng trưởng. Người ta sẽ tăng tỷ lệ diod màu xanh khi cần làm cho thân cây cứng cáp hơn, cho hoa trổ sớm hơn hoặc cho trái kết nhanh hơn… Thay đổi tỷ lệ B/R, thay đổi cường độ chiếu sáng bằng cách đặt xa hay gần và thay đổi thời gian chiếu sáng là các thông số của kỹ thuật đối với từng loài cây. Thường các nhà vườn quan tâm đến thời gian cho hoa hoặc trái để có giá bán cao nhất.

Hiện nay, trong số các giống lan được chăm sóc bằng đèn LED thì Cymbidium được chú ý nhất vì cho ra nhiều sản phẩm độc đáo, từ những cánh hoa nhạt màu mờ ảo của loài Cymbidium sp đến màu nhung đỏ kiêu sa của Cymbidium carisona hay màu chanh ấn tượng của Cymbidium fifi. Các loài lan đặc hữu ở nước ta thuộc hai giống Catleya và Dendrobium cũng rất được quan tâm vì bản thân các cánh hoa đã có màu rất đẹp, kỹ thuật LED làm tôn lên vẻ đẹp đó và làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng để cây có thể được khai thác dài lâu. Trên thực tế, việc trồng phong lan dưới ánh đèn LED là một nghệ thuật khám phá, càng làm càng tích lũy kinh nghiệm để có quy trình sản xuất ổn định, và càng tạo ra được nhiều sản phẩm độc đáo có giá trị kinh tế cao.
Sưu tầm

6 loài hoa giống động vật một cách kì lạ

Thiên nhiên luôn làm con người kinh ngạc, có những thứ nếu không tận mắt chứng kiến thì chúng ta chắc chắn sẽ không bao giờ mường tượng được. Dưới đây là một số giống hoa phong lan giống các loài động vật đến cách kì lạ...


01. Hoa mặt khỉ (Dracula simia)


 02. Hoa ong (Ophrys apifera)

 Mỗi bông hoa ong trông qua rất giống một con ong cái đang nằm trên cánh hoa màu hồng, nhằm thu hút sự chú ý của ong đực. Quá trình “lừa đảo” những chú ong đực này giúp thụ phấn cho cây. Giống hoa này thường mọc rải rác ở Anh, Ai-len và xứ Wale.
 
03. Hoa đầu chim (Phalaenopsis sp.)
Được biết đến với một cái tên khác là hoa bướm hồng, giống hoa này trông như thể nó có một đầu con chim đang bảo bệ mật hoa. Hình dạng bông hoa cũng trông y hệt một con chim non bị rơi vào hoa và mắc kẹt tại đó.

04. Hoa cò trắng (Habenaria radiata)
Hoa Cò Trắng

Hoa Tua Trắng
Đây là loài đặc hữu ở các quốc gia Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Nga. Tuy trông rất giống một con cò trắng đang sải cánh, hoa cò trắng rất hay bị nhầm lẫn với một loài hoa khác có tên "hoa tua trắng" (Platanthera praeclara) – một giống phong lan quý hiếm ở vùng Bắc Mỹ.

 05. Hoa bồ câu (Peristeria elata)

 Hoa bồ câu là quốc hoa của cộng hòa Panama. Tương tự như hoa đầu chim nói trên, loài hoa này cất giấu bên trong nó hình dáng của một con chim bồ câu. Hoa bồ câu phổ biến từ khắp vùng Trung Mỹ đến Ecuador và Venezuela, và đang nằm trên bờ vực tuyệt chủng.

06. Hoa vịt (Caleana major)

 Đây là giống phong lan nhỏ cao khoảng 50cm, mọc nhiều ở miền đông và miền nam nước Úc. Mẹ thiên nhiên đã sinh tạo ra nó trông y hệt một con vịt đực đang bay.
Sưu tầm

11 loại hoa lan ngộ nghĩnh

Nhiều hơn bất cứ họ hoa nào khác, phong lan vô cùng kỳ thú với vô số chủng loại và kiểu dáng, từ những loài tí hon chỉ thấy được qua kính hiển vi đến những loài có dáng vẻ kiêu sa như đồ trang sức...


Giống lan nhỏ nhất (Platystele stenostachya): mọc ở Mexico, Bolivia và Brazil. Hoa có kích thước chưa đến 1 mm. 
 
Lan giày ống em bé (Lepanthes): có đến gần 800 giống lan chú lùn này mọc ở các rừng nhiệt đới từ Mexico đến Brazil. Cần có kính hiển vi phóng đại mới có thể quan sát được các chi tiết của chúng.
 
Lan gót hài tiểu thư (Cyprypedium) có khoảng 50 giống, hiện diện ở Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á, Nhật Bản và Mexico. Do khá độc đáo nên giống lan này bị săn lùng nhiều và có nguy cơ tuyệt chủng. Lan gót hài tiểu thư đang được nhiều quốc gia bảo vệ nghiêm ngặt, cấm sưu tầm. 
Giống lan kinh dị nhất (Polyrrhiza lindenil) được gọi là lan yêu quái, với 4 dạng hình thái, chúng là một trong những giống lan được săn lùng nhiều nhất vùng đầm lầy bang Florida của Mỹ. Giống lan này không hề có lá. Để tìm được nó, người ta phải sục sạo những bụi rễ xám bám dính vào thân cây trong đầm lầy. Lá lan không thực hiện chức năng quang hợp ánh sáng, mà nhiệm vụ này được giao cho bộ rễ. Loài lan này còn có tên khác là "lan ếch", vì mọc thành chùm từ 1 đến 10 hoa trắng, trông giống con ếch. 
 
Lan kiến (Mymecophila) cái tên gọi đã phản ánh sự cộng sinh tích cực giữa lan và kiến. Kiến làm tổ sống trong bông hoa rỗng và có nhiệm vụ bảo vệ hoa trước những loài côn trùng có hại.
 
Lan nhện (Brassia) mọc phổ biến ở khắp vùng châu Mỹ có khí hậu nhiệt đới và tại những cánh rừng ẩm ướt ở độ cao hơn 1.500 mét so với mực nước biển. Ngoài ra còn khoảng 150 loài lan nhện Caladenia khác mọc khắp thế giới với đặc điểm là chỉ có một lá dài duy nhất phủ đầy lông và hoa có hình dáng kềnh càng như một con nhện. 
 
Lan thiên nga (Cycnoches pentadactylon): sống tại những vùng đất thấp hoặc trong những cánh rừng của châu Mỹ. Hoa mọc thành từng cụm đực và cái riêng biệt, có mùi thơm dễ chịu.
 
Lan nữ trang (Ludisia discolor) mọc ở vùng đông bắc Ấn Độ cho đến Đông Nam Á, nhiều nhất là ở Indonesia. Những chiếc lá đỏ đậm mềm mại như nhung, cùng những cánh hoa trắng muốt, nhỏ xíu với những đường gân vàng khiến cho nó thật xứng với tên gọi.
 
Lan tam giác (Trias) thường mọc ở Myanmar, Ấn Độ và Thái Lan. Các cụm hoa rất ngắn và cánh hoa toả ra hình tam giác. 
 
Lan chocolate, cacao (Dichaea) giống lan bò này có hình ngôi sao, môi hình mỏ neo, mọc nhiều ở châu Mỹ. Hoa dù nhỏ nhưng có mùi hương rất mạnh của chocolate và cacao. 
 
Lan mũ bảo hiểm (Corianthes) còn được gọi là lan thùng, hoa của nó có thiết kế cực kỳ phù hợp cho việc thụ phấn. Mỗi giống lan này đều ra sức tiết ra mùi hương nồng nàn của một loại ong cái nào đó và thế là quyến rũ được ong đực.
 

Sưu tầm